Sử dụng trong Thế chiến thứ nhất Hỏa lực chặn

Đơn vị pháo binh hạng nặng của Úc đang đóng nắp các quả đạn trái phá

Trong suốt Chiến tranh thế giới thứ nhất, một cuộc tấn công pháo kích nâng dần lần đầu tiên được sử dụng trong một đoạn ngắn của chiến tuyến tại trận Loos vào tháng 9 năm 1915, nhưng bộ binh đã không tiến lên theo phía sau đợt pháo kích. Ngày đầu tiên diễn ra trận chiến Somme chứng kiến nỗ lực đầu tiên của một cuộc tấn công pháo kích nâng dần dồn dập quy mô lớn đã được lên kế hoạch do dự đoán về khả năng của bộ binh hiện tiến lên tương đối không tốt trên chiến trường sau nhiều tuần bắn phá. Chẳng hạn, Quân đoàn XV của Anh đã bắn càn quét theo lập trình nâng lên 50 thước Anh (46 m) mỗi phút. Tuy nhiên, các sơ suất đã nảy sinh trong các giao thức của Anh nhằm ngăn chặn thương vong do hỏa lực quân nhà, vào thời điểm đó các giao thức quy định rằng đạn pháo phải được giữ cách xa bộ binh của họ vốn không có gì che chắn phải cách hơn một trăm thước. Trong nhiều trường hợp, phần đất giữa hai chiến hào thù địch hẹp hơn khoảng cách 'an toàn' cho phép và vì vậy, pháo kích như thế không bảo vệ được quân nhà khi họ 'vượt qua tuyến đầu' và tiến về phía chiến hào của quân Đức.

Hơn nữa, do bộ binh Anh bị chậm lại nhiều so với tốc độ tiến công dự kiến trên phần đất khoảng cách giữa hai chiến hào thù địch, nên dọc theo mặt trận Somme, bộ binh không thể theo kịp tốc độ của cuộc bắn càn quét.[19] Tuy nhiên, chiến thuật này đã được hoàn thiện hơn khi Trận chiến Somme tiếp diễn và đến tháng 9 năm 1916, pháo kích nâng dần đã trở thành một chiến thuật tiêu chuẩn cho các cuộc tấn công của bộ binh, và nhanh chóng lan sang Quân đội Pháp, qua đó người Pháp đã chiếm lại Pháo đài Vaux tại Trận Verdun vào tháng 11 năm 1916. Trong các giai đoạn sau của Trận Somme, quân Anh đã cải thiện độ chính xác và sự tự tin hỏa lực pháo binh của họ và đã rút ra được bài học về việc giữ bộ binh áp sát đợt pháo kích: Lực lượng viễn chinh Anh (BEF) đã công bố một báo cáo của lực lượng quan sát trên không ca ngợi một "bức tường lửa hoàn hảo nhất" được bộ binh của Sư đoàn 50 (Northumbrian) theo sau trong vòng 50 thước Anh (46 m), cho phép họ chiếm một ngôi làng. Một báo cáo cho biết "Kinh nghiệm cho thấy rằng thà mạo hiểm một vài thương vong từ một đợt bắn ngắn không thường xuyên bởi pháo binh của chúng ta còn hơn là hứng chịu nhiều thương vong xảy ra khi pháo kích không được tiến hành chặt chẽ".[20] Pháo kích nâng dần là yếu tố cần thiết cho sự thành công của Lực lượng Viễn chinh Canada trong việc đánh chiếm Vimy Ridge vào tháng 4 năm 1917. Pháo kích nâng dần được sử dụng trong Hoạt động Tell 'Asur vào ngày 12 tháng 3 năm 1918 trong Chiến dịch Sinai và Palestine.[21] Sáu tháng sau, nó được sử dụng với hiệu ứng tàn khốc trong Trận Megiddo (1918) khi Pháo binh hoàng gia với 18 khẩu pháo bắn càn quét lan tỏa phía trước bộ binh đang tiến lên, trong khi pháo 4,5 inch bắn càn quét thì pháo hạng nặng được sử dụng trong công tác phản pháo.[22] Pháo kích nâng dần di chuyển với tốc độ từ 50 thước Anh (46 m), 75 thước Anh (69 m) và 100 thước Anh (91 m) mỗi phút.[23]

Bản đồ kế hoạch cho một cuộc pháo kích của quân Đồng minh trong Trận Passchendaele lần thứ nhất.

Lúc đầu, Pháo kích nâng dần của Anh chỉ bao gồm các mảnh đạn pháo nhưng việc kết hợp bắn nhiễu đã sớm được thêm vào, trong một số trường hợp về sau được bổ sung thêm đạn khói. Pháo kích nâng dần sẽ di chuyển với tốc độ 100 thước cứ sau một đến sáu phút tùy thuộc vào địa hình và điều kiện, mặc dù sáu phút được cho là quá chậm.[24] Đến trận Arras năm 1917, Pháo kích nâng dần rất quy mô và phức tạp, với năm hoặc sáu tuyến hỏa lực bao phủ độ sâu 2.000 thước Anh (1.800 m) phía trước bộ binh.

Pháo kích tập hậu cũng được sử dụng, trong đó các tuyến phía sau của pháo kích đảo ngược hướng, và súng máy cũng được đưa vào sử dụng. Bắn nghi binh đã dùng để đánh lừa kẻ thù về ý định thật sự của quân Đồng minh hoặc buộc quân đối phương phải lộ vị trí.[25] Đòn bắn nâng dần đã được sử dụng để tạo ra hiệu quả to lớn làm nên chiến thắng của Canada tại Trận Vimy Ridge, nơi bộ binh đã được huấn luyện kỹ lưỡng để tiến về phía trước trong 'Vimy Glide' - bắn cách 100 thước Anh cứ mỗi ba phút hỗ trợ cho bộ binh trực tiếp đằng sau.[26] Cuộc tấn công mở màn của Trận Passchendaele bị bao phủ bởi hàng loạt đạn mảnh và đạn nổ cao trên quy mô rộng lớn, được bắn bởi hơn 3.000 khẩu súng và pháo của Anh: một khẩu 18 pounder cho mỗi 15 thước Anh (14 m) và một lựu pháo hạng nặng mỗi 50 thước Anh (46 m) trên chiến tuyến, nhiều khẩu súng hơn trong phạm vi của quân Pháp. Các đợt bắn càn quét của Anh tiến lên 100 thước Anh (91 m) cứ sau bốn phút, hỗ trợ bộ binh bám sát phía sau gần 50 thước Anh (46 m). Một chương trình bắn của pháo yêu cầu 45 lần nâng. Khi mỗi mục tiêu bắn hoàn thành, pháo kích bắn ổn định trong phạm vi 500 thước Anh (460 m), tiến lùi liên tục để làm gián đoạn các cuộc phản công dự kiến của quân Đức, trong khi một số pháo binh tiến lên để hỗ trợ giai đoạn tiếp theo của cuộc tiến công.[27]

Mặt trận phía Đông, Đại tá Đức Georg Bruchmüller đã phát triển một hình thức pháo kích nâng dần bắn kép, với tuyến đầu tiên của pháo kích bắn đạn gas. Những ý tưởng của ông đã được áp dụng trên Mặt trận phía Tây trong cuộc Tổng tấn công mùa xuân năm 1918.[28]

Ngày của các cuộc bắn phá sơ bộ quy mô lớn kéo dài của pháo binh đã chấm dứt vào cuối Thế chiến thứ nhất, ít nhất là ở các quốc gia phương Tây, với nhận thức rằng kết quả tốt nhất đạt được bằng cách vô hiệu hóa kẻ thù thay vì cố gắng hủy diệt khả năng vật chất của họ, và vì mục tiêu ngắn ngủi đó các cuộc bắn phá sẽ tiến hành tập trung, bao gồm bắn càn quét nâng dần sẽ có hiệu quả vô hiệu hóa đối phương hơn là bắn phá kéo dài. Một khi cuộc chiến tranh mở diễn ra trở lại sau khi Phòng tuyến Hindenburg bị phá vỡ vào tháng 9 năm 1918, quân Anh đã bắn càn quét ít hơn, thay vào đó sử dụng tiến quân thông thường và tập trung vào điều này hơn.[29]

Các cuộc tấn công bằng xe tăng không cần đến sự yểm trợ của pháo binh, và cuộc pháo kích đơn lẻ dọc theo toàn bộ mặt trận của cuộc tiến công thậm chí đã không sử dụng từ sau trận Cambrai năm 1917. Việc điều khiển hỏa lực tinh vi hơn giúp bộ binh có thể gọi pháo yểm trợ trực tiếp, hoặc nhắm mục tiêu các vị trí đối phương đã xác định.[30] Tuy nhiên, vài trường hợp pháo kích càn quét vẫn được sử dụng. Vào ngày 31 tháng 8 năm 1918 cuộc tấn công của Sư đoàn 32 Hoa Kỳ được bắt đầu bằng một cuộc pháo kích di chuyển. Sau khi vượt qua phòng tuyến của quân Đức lần đầu tiên, pháo kích bắn quay trở lại hai lần nữa, cố gắng ép quân phòng thủ quay trở lại vị trí sát nhất phía trước họ, hoặc kìm chân họ dưới công sự lòng đất khi cuộc tấn công thực sự ập đến.[31]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Hỏa lực chặn https://web.archive.org/web/20080214184222/http://... http://www.vietvet.org/arty.htm http://members.tripod.com/~nigelef/fireplan.htm#BA... http://members.tripod.com/~nigelef/fireplan.htm#FI... http://nigelef.tripod.com/index.htm http://uk.reuters.com/article/topNews/idUKWRI92044... http://members.tripod.com/~nigelef/fireplan.htm https://web.archive.org/web/20071215174029/http://... http://www.nzetc.org/tm/scholarly/tei-WH2Arti-c12-... https://timesmachine.nytimes.com/timesmachine/1918...